LỄ THẤT TỊCH

Ngày Lễ thất Tịch có nguồn gốc từ Trung Quốc. Lễ thất Tịch được gắn liền với một câu chuyện cổ tích và đã có từ rất lâu là Ngưu Lang Chức Nữ hay còn có tên gọi khác theo ngôn ngữ Việt Nam là ông Ngâu bà Ngâu. Ngưu Lang là vị thần chăn trâu vì say mê Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải. Ngưu Lang đã để trâu đi vào cung điện nên đã bị Ngọc Hoàng phạt cả hai phải ở xa cách nhau và chỉ được gặp vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.

 

Khi tiễn biệt và phải rời xa nhau, cả hai đều khóc và nước mắt của họ đã rơi xuống trần gian hóa thành cơn mưa và được đặt tên là mưa ngâu. Vào ngày 7/7 âm lịch, một đàn quạ lớn sẽ bay lên trời và tạo nên một chiếc cầu bằng thân thể chúng, bắc ngang qua dòng sông thần, gọi là cầu Ô Thước. Chỉ duy nhất vào đêm ấy Ngưu Lang và Chức Nữ mới có thể băng qua Dải Ngân Hà để đến bên nhau.

 

Lễ Thất tịch 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa đặc biệt của lễ Thất tịch bạn nên biết-1

Tiết Thất tịch diễn ra vào giữa mùa hè khi tiết trời ấm áp và cây cỏ xanh ngát. Đây là ngày tái ngộ hiếm hoi của Ngưu Lang và Chức Nữ sau thời gian dài xa cách.

 

Ngày lễ thất Tịch 2021 sẽ diễn ra vào thứ bảy ngày 14/08/2021 dương lịch. Tuy không phải là một ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt Nam nhưng nhiều năm trở lại đây thì ngày lễ ngày thường được các bạn trẻ quan tâm và chú ý đến.
 

Lễ Thất tịch 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa đặc biệt của lễ Thất tịch bạn nên biết-2

 

Ý nghĩa của lễ Thất tịch trong văn hóa phương Đông

Ngày Thất tịch ở Việt Nam

Ngày lễ Thất tịch đã tồn tại trong văn hóa người Việt Nam từ khá lâu. Truyện Ngưu Lang Chức Nữ hay còn được gọi với tên khác là ông Ngâu bà Ngâu để giải thích về thời tiết Việt Nam là mưa ngâu vào tháng 7 âm lịch.

Trong ngày này nhiều người đã kiêng kỵ cưới hỏi vì sợ gặp phải những điều không may mắn như Ngưu Lang và Chức Nữ. Thay vào đó người ta thường đi chùa cầu duyên để cầu mong những điều tốt đẹp, sự bình an và gặp thuận lợi trong con đường tình duyên.

Ngoài ra, giới trẻ cũng thường truyền miệng nhau rằng ăn chè đậu đỏ để hi vọng tình yêu đôi lứa thêm bền vững hay người độc thân tìm được tình duyên cho bản thân.

 

Ngày Thất tịch ở Nhật Bản

Lễ Thất tịch ở Nhật Bản còn có tên gọi là lễ hội Tanabana. Trong ngày này, các địa điểm như sân nhà, trường học,... thường sẽ được trang trí bằng các cây trúc nhỏ. Mọi người sẽ viết các điều ước lên các mảnh giấy ngũ sắc hình chữ nhật và sau đó sẽ gắn lên cây cùng các vật trang trí khác.

Các màu sắc chủ đạo khi trang trí sẽ bao gồm 5 màu: Xanh lục, vàng, hồng, trắng, đen. Tiếp đến, món ăn đặc biệt trong ngày này sẽ là mì soumen lạnh.

Ngoài ra, các cặp tình nhân sẽ cùng nhau đến đền thờ Thần đạo Shinto để cầu nguyện với mong ước được bên nhau trọn đời, còn những người độc thân sẽ cầu may mắn về tình duyên.

Lễ Thất tịch 2021 vào ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa đặc biệt của lễ Thất tịch bạn nên biết-4

 

Ngày Thất tịch ở Trung Quốc

Lễ Thất tịch và câu chuyện về Ngưu Lang Chức Nữ có nguồn gốc từ Trung Quốc nên đây được xem là ngày hội truyền thống ở nơi đây.

Ngày lễ này thường có những hoạt động diễn ra rất sôi nổi và các cô gái trẻ sẽ thường trưng bày các vật dụng nghệ thuật tự tạo và để cầu mong lấy được ông chồng tốt.

Bánh xảo quả là món ăn không thể thiếu trong ngày lễ Thất tịch của Trung Quốc, loại bánh này được làm từ các nguyên liệu như: bột mỳ, đường, mật ong và mè đen và được nặn theo nhiều hình dáng khác nhau.
 

Ngày Thất tịch ở Hàn Quốc

Ngày lễ Thất tịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Chilseok. Theo truyền thống của người Hàn Quốc thì họ sẽ tắm để có sức khỏe tốt. Cùng với đó, các món ăn mà họ sẽ thưởng thức trong ngày này đó là bánh mì bột mì và bánh mì nướng.

Tiếp đến, vì những cơn gió lạnh sau ngày Chilseok sẽ làm hỏng hương thơm của lúa mì nên dịp lễ này người ta thường xem đây là cơ hội cuối cùng để thưởng thức các món ăn làm từ lúa mì.

 

Nguồn: https://www.facebook.com/HangHokkaido 

Bình luận