TÁC HẠI CỦA VIỆC DÙNG QUÁ NHIỀU HOA ĐẬU BIẾC

BS Nguyễn Trường Duy (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM)  nhận định, trong thành phần của hoa đậu biếc có chứa anthocyanin, một loại flavonoid có đặc tính kháng tiểu cầu. Nhưng nếu nạp liều cao anthocyanin (do lạm dụng hoa đậu biếc) sẽ gây co tiểu động mạch đến của cầu thận và giảm tưới máu thận. Ngoài ra liều cao anthocyanin có thể gây viêm ống thận mô kẽ cấp gây tổn thương thận cấp. Một số nước đã cấm sử dụng hoa đậu biếc để làm màu thực phẩm mà chỉ dùng màu hoa làm phẩm nhuộm quần áo, vải sợi mà thôi.

Từ sự việc một bệnh nhân tiểu đường suýt hỏng thận vì dùng hoa đậu biếc: Những tác hại cần biết để tránh rước bệnh vào thân-2

Hoa đậu biếc là một vị thuốc trong Đông y, không được sử dụng tùy tiện

Trả lời về công dụng của hoa đậu biếc, lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cho biết, đậu biếc còn được gọi là Đậu hoa tím, Bông biếc, là một loài cây leo, thân thảo, sống nhiều năm, thường được trồng làm hàng rào hoặc thành giàn hoa. Hoa có màu xanh tím, xanh lam đậm hoặc màu trắng, nhưng phổ biến nhất là màu xanh tím.

"Trong y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da... Hoa đậu biếc cũng có thể làm tăng tiết insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, làm giảm một phần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Việc sử dụng hoa đậu biếc đúng liều lượng sẽ mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe", lương y Bùi Hồng Minh cho biết.

Từ sự việc một bệnh nhân tiểu đường suýt hỏng thận vì dùng hoa đậu biếc: Những tác hại cần biết để tránh rước bệnh vào thân-3
Trong y học cổ truyền, hoa đậu biếc có tác dụng làm giảm trị bệnh âu lo, chống trầm cảm, an thần, lợi tiểu, giải nhiệt, làm dịu và săn da...

Chuyên gia khẳng định, không nên thần thánh hóa quá mức công dụng của hoa đậu biếc mà chỉ coi là món đồ uống hỗ trợ chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, làn da có sự hướng dẫn của bác sĩ, thầy thuốc. Nhiều bệnh nhân tiểu đường sử dụng trà hoa đậu biếc hàng ngày và yên tâm có thể trị được bệnh là hành động vô cùng sai lầm.

 

"Đối với người khỏe mạnh bình thường, sử dụng quá liều lượng có thể gây hại trong thời gian dài. Phụ nữ mang thai và cho con bú, chị em trong kỳ kinh nguyệt không tự ý dùng hoa đậu biếc vì bất cứ mục đích gì", chuyên gia cảnh báo.

Chuyên gia khuyên mỗi lần dùng hoa đậu biếc để nấu ăn hoặc pha đồ uống thì chỉ nên dùng 5-10 bông. Và trước khi dùng thì nên tham khảo ý kiến chuyên gia Đông y.

Từ sự việc một bệnh nhân tiểu đường suýt hỏng thận vì dùng hoa đậu biếc: Những tác hại cần biết để tránh rước bệnh vào thân-4
Không nên thần thánh hóa quá mức công dụng của hoa đậu biếc!

Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường không được tùy tiện sử dụng bất cứ lại đồ ăn, thức uống nào chứ không riêng gì những loại thực phẩm thuốc. Việc tùy tiện chữa bệnh kiểu truyền miệng, dùng lá cây này, hoa cây kia... để trị bệnh nói chung là điều cấm kỵ. 

Với bệnh tiểu đường thì càng nguy hại khôn lường bởi hàm lượng chất chỉ cần vượt mức một chút là gây hậu quả. Đó chính là lý do trong thực tế cuộc sống cũng ghi nhận rất nhiều trường hợp hỏng gan hỏng thận do tự ý điều trị tiểu đường kiểu này, người dân cần hết sức chú ý.

Mặc dù hoa đậu biếc được coi là vị thuốc trong Đông y và có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo cần tiêu thụ có chừng mực và một số người nên tránh sẽ tốt hơn.

Người khỏe mạnh cũng chỉ nên uống 1-2 ly trà hoa Đậu biếc trong ngày (khoảng 5-10 bông, tương đương 1-2g hoa khô). Bên cạnh đó, vì hoa Đậu biếc chứa anthocyanin có tác dụng ức chế sự kết tụ tiểu cầu, tăng lưu thông máu, thúc đẩy sự co bóp tử cung nên các chị em lưu ý cẩn thận hạn chế dùng trong các trường hợp, tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trước khi dùng:

- Có thai.

- Đang hành kinh.

- Đang chuẩn bị phẫu thuật.

- Đang dùng thuốc chống đông máu.

 

Nguồn: https://www.facebook.com/HangHokkaido 

Bình luận